Chia sẻ giá trị cuộc sống       

14-10-2021


NGÔN NGỮ CỦA ĐỒNG TIỀN - KỲ CUỐI


Trong cuộc sống, dù muốn dù không, bạn vẫn phải đối mặt với đồng tiền. Đồng tiền có sức mạnh vạn năng, nó có thể giúp bạn thành công nhưng nó cũng có thể dìm bạn xuống thất bại nếu bạn không biết làm chủ với nó.
Đồng tiền mang trong mình những ngôn ngữ rất riêng. Tuy rằng, nó không biết nói, nhưng nếu đồng tiền biết nói thì nó nói lên điều gì ?

Trong cuộc sống, dù muốn dù không, bạn vẫn phải đối mặt với đồng tiền. Đồng tiền có sức mạnh vạn năng, nó có thể giúp bạn thành công nhưng nó cũng có thể dìm bạn xuống thất bại nếu bạn không biết làm chủ với nó.
Đồng tiền mang trong mình những ngôn ngữ rất riêng. Tuy rằng, nó không biết nói, nhưng nếu đồng tiền biết nói thì nó nói lên điều gì ?

Trong kỳ 1, ngôn ngữ của đồng tiền đã cho bạn biết một số điều quan trọng. Kỳ 2 của bài viết nói đến cái giá của đồng tiền, kiếm tiền –tiêu tiền, đồng thời giúp bạn có cái nhìn về sự vận hành của đồng tiền trong đời sống hàng ngày. Kỳ 3 viết về cuộc chơi kiếm tiền, 3 nguồn thu nhập tạo ra dòng tiền, cách thức người giàu kiếm tiền...

Trong kỳ cuối này, bạn sẽ phát hiện thêm nhiều khám phá thú vị hơn nữa về ngôn ngữ của đồng tiền với các nội dung như: dòng chảy của đồng tiền; câu chuyện tiền bạc của bạn; tiền tiền tiền và... tiền!

DÒNG CHẢY CỦA TIỀN

Nhìn chung, nền kinh tế hiện nay của chúng ta ngày càng gắn chặt vào nền kinh tế chung của thế giới, WTO đã kết nối các quốc gia toàn cầu lại với nhau trong cùng một sân chơi chung. Khủng hoảng kinh tế tại 1 quốc gia này cũng ảnh hưởng đến nhiều quốc gia khác. Và do đó, hàng ngày, tiền bạc cũng chạy vòng vòng toàn thế giới suốt 24 giờ.

Trung bình mỗi ngày có trên hàng tỉ USD chạy lòng vòng khắp thế giới thông qua các giao dịch mua bán, giao dịch tài chính, chứng khoán, bất động sản... Lượng tiền chảy khắp toàn cầu có thể ví như từ nước đại dương lớn dồn vào các biển gần bờ và chảy vào từng nhánh sông con. Nếu may mắn và thông minh, bạn sẽ “vớt” được 1 ít và trở nên giàu có. Nhưng nếu bạn thờ ơ, mặc dòng chảy cứ trôi thì đồng nghĩa rằng bạn đã đánh mất một lượng tiền rất lớn chảy vào túi mình.

Thông thường, các nhà kinh doanh là những người dễ dàng “vớt” được tiền hơn những người khác, và họ thường nhìn thấy các dòng tiền “tiềm ẩn” mà ít người thấy được. Sau khi phát hiện dòng tiền “tiềm ẩn” này, họ tìm cách đắp đập (tung dự án) và chuẩn bị “lưới” để vớt tiền (nắm bắt cơ hội). Tất nhiên, họ phải rất thông minh để hiểu được quy luật của đồng tiền, vận hành nó, để nó vào túi mình hơn là trôi đi vào túi người khác.

Khi nhắc đến chuyện kiếm tiền, nhất là đầu tư kinh doanh, nhiều người cảm thấy không thích thú và mang tâm lý lo sợ. Khi cơ hội xuất hiện, bạn phát hiện ra tiền đang chảy bên bạn, trong tâm trí bạn sẽ phát sinh 2 trạng thái: tận dụng tối đa cơ hội này, sẵn sàng dùng lưới để vớt tiền; hoặc đứng ngoài cuộc. Tất nhiên, mọi cơ hội đều có cái giá của nó mà bạn phải chấp nhận để đạt được điều bạn muốn. Và “Người bi quan sẽ tạo ra khó khăn từ cơ hội, còn người lạc quan tạo ra cơ hội từ khó khăn” (Harry S.Truman – Tổng thống Mỹ). Mọi thứ thành công trên đời hầu như đều xuất phát từ chính thái độ của mỗi người đối với cuộc sống. Nói cách khác, mọi người thành công hay thất bại là do họ lựa chọn con đường đi cho riêng mình.


CÂU CHUYỆN TIỀN BẠC CỦA BẠN

Câu chuyện tiền bạc là câu chuyện cổ tích tiềm thức mà trong đó, bạn không ngừng nói với bản thân mình là ai, tiền có ý nghĩa gì, và nó nói lên điều gì về bạn. Nó là câu chuyện sống động về việc bạn đáng giá như thế nào, bạn có khả năng bao nhiêu, điều gì sẽ xảy ra nếu bạn có nhiều hơn, hay mất tất cả tiền bạc của mình.

Khi thấy một chiếc xe mới và bạn “muốn” có nó, và những gì ta thật sự làm cho thấy câu chuyện tiền bạc của chính chúng ta. Ta vô thức thêm vào một chương mới cho câu chuyện tiền bạc của bản thân. Và nó thì thầm vào tai bạn rằng “Chiếc xe này sẽ chứng minh mình xứng đáng có được cái gì đó. Nó sẽ xóa bỏ đi mọi trở ngại của mình. Nó sẽ khiến mọi người tôn trọng mình. Nó sẽ khiến mình có giá trị.”

Trong câu chuyện này, dù có đưa ra 1 mục tiêu tài chính tích cực, thì ngôn ngữ bí ẩn của tiền vẫn thì thầm bên bạn “Nhưng mình sẽ không bao giờ thoát khỏi nợ nần. Mình không có đủ tiền”.

Câu chuyện tiền bạc của bạn không chỉ liên quan đến tiền bạc, mà nó liên quan đến mọi thứ. Nó xuất hiện trong tất cả mọi thứ ta làm và len lỏi vào mọi khía cạnh trong cuộc sống của chúng ta. Những gì ta ăn, uống, đọc, lo sợ, lên kế hoạch, mua sắm... đều chịu tác động của câu chuyện tiền bạc. Sức khỏe, gia đình, hạnh phúc, ước mơ của ta... tất cả đều được định hướng bởi câu chuyện tiền bạc của bản thân. Ngày qua ngày, từ ý nghĩ này đến ý nghĩ khác, hết số tiền này đến số tiền kia, câu chuyện tiền bạc dần trở thành câu chuyện của cuộc đời ta.

PHẢN ỨNG CỦA NÃO BỘ VỚI TIỀN

Nguyên nhân khiến ta gặp rắc rối với tiền là ta nghĩ mình hiểu rõ những gì mình làm. Bộ não ta phản ứng với tiền khá khác nhau. Trong khi lý trí bảo rằng “hãy tiết kiệm tiền, đừng lãng phí” thì cảm xúc của ta lại bảo rằng “hãy gọi thêm 1 chai rượu nữa đi nào, không sao đâu!”

Dù là sinh vật thông minh, có nhận thức, ta vẫn bị chi phối bởi ảo tưởng rằng mình kiểm soát hành động của bản thân bằng lý trí. Nhưng sự thật không phải thế. Khi vấn đề có liên quan đến tiền bạc, thì cảm xúc thường kiểm soát hành động của ta, và lý trí chỉ xuất hiện sau đó, cũng giống như đội điều tra chỉ đến hiện trường sau khi án mạng xảy ra để tìm hiểu và giải thích lý do tại sao nó xảy ra và xảy ra như thế nào. Cảm xúc xuất hiện trước, sau đó là hành động, và cuối cùng là lý trí (tùy thuộc vào tâm trạng, lý trí có thể xuất hiện nhanh hay chậm).
 

* Xài tiền là một hành động của cảm xúc

Ta xài tiền vì nhiều lý do. Để khỏa lấp nỗi cô đơn, trống trải, kìm nén nỗi lo âu, hay cho thấy quyền lực và giá trị của bản thân. Nhưng vấn đề là hiệu quả của hành động tiêu xài này không kéo dài. Đôi lúc, nó chỉ khiến cho mọi thứ trở nên tồi tệ hơn khi cảm giác thỏa mãn bị thay thế bởi cảm giác căng thẳng của nợ nần. Và cứ nhu thế cảm giác này lại tạo ra 1 chu kỳ tiêu xài tiền mới.

Phiền muộn -> Mục tiêu -> Hạn chế -> Bào chữa -> Phiền muộn

Phiền muộn: Rạn nứt trong mối quan hệ tình cảm, cảm giác mệt mỏi, trống trải, thua sút người khác về tài sản,... đều tạo ra một nhu cầu về điều gì đó xác thực.

Mục tiêu: Ta xác định nhu cầu ấy, tập trung vào nó (như quần áo mới chẳng hạn).

Hạn chế: Bị thôi thúc bởi nhu cầu mãnh liệt tiềm ẩn ấy, ta giới hạn sự tập trung của mình. Điều đó khiến ta mất tầm nhìn về một bức tranh toàn diện: những vấn đề như khả năng tài chính, tính thiết thực, nợ nần,...

Bào chữa: Ta bào chữa cho hành động của mình bằng cách tạo ra 1 câu chuyện cho phù hợp với hoàn cảnh. Ta nói với bản thân “nếu mình không mua cái này bây giờ, có thể sau này nó sẽ hết”, hay “mặc kệ (mình xứng đáng có được nó)”.

Phiền muộn:  Thực tế cuối cùng rồi cũng xuất hiện trong bộ dạng của nỗi day dứt, ân hận và nhu cầu cần phải giải quyết những hậu quả tài chính: bản sao kê thanh toán của thẻ tín dụng được gửi đến nhà, ta vay mượn tiền đề bù vào sự thâm hụt...

Cảm giác thỏa mãn khi mua được món hàng nào đó chỉ kéo dài trong một thời gian ngắn ngủi, rồi sau đó, cảm giác phiền muộn lại quay trở lại. Một chu kỳ mới lại bắt đầu, thường nghiêm trọng hơn chu kỳ trước với thói quen chi tiều nhiều hơn, và rồi những gì từng là xu hướng tiêu tiền trở thành xu hướng mua sắm.

Xu hướng mua sắm là một thói quen liên tục được hình thành bởi sự thôi thúc tiêu xài tiền, thường là vào những thứ mình không đủ khả năng mua, không có ý định mua, không cần hay thậm chí là không muốn. Giống như hầu hết mọi chứng nghiện ngập, xu hướng mua sắm thường là một nỗ lực nhằm xua tan đi cảm giác trống trải, muộn phiền. Hoặc nó cũng có thể được hình thành bởi sự khao khát có được cảm giác gắn kết với người khác.

* Sức mạnh của sự lựa chọn

Tại Đại học Hertfordshire (Anh), chuyên gia nghiên cứu B.Fletcher đã thực hiện một cuộc nghiên cứu làm mọi người từ bỏ đi những thói quen của mình. Mỗi ngày, những người tham gia chọn ra 1 hành vi trái ngược với thói quen của mình (sôi nổi trái ngược với sâu sắc, hướng nội trái ngược với hướng ngoại, chủ động trái ngược với thụ động) và cư xử theo lựa chọn của mình. Ví dụ: 1 người hướng nội sẽ đóng vai là người có tính cách hướng ngoại trong suốt một ngày. Mỗi tuần 2 lần, họ còn phải ép bản thân mình cư xử hoàn toàn khác với thói quen hàng ngày, như ăn uống, đọc sách.

Và đây là điều thú vị: Sau 4 tháng, những đối tượng nghiên cứu của Fletcher đã giảm trung bình mỗi người khoảng 4kg! Họ không hề ăn kiêng, rèn luyện phương pháp luyện tập mới, hay làm bất cứ điều gì tác động đến trọng lượng cơ thể. Ngạc nhiên hơn nữa, 6 tháng sau đó, dù thực tế là cuộc nghiên cứu đã chấm dứt và tất cả những người này đều quay trở lại với thói quen thường nhật của mình được nửa năm, phần lớn họ vẫn không hề tăng cân trở lại.

Kết luận: Trước khi bạn hành động, thói quen cũ luôn đeo bám bạn. Đôi lúc, việc đi ngược lại thói quen cũ, hình thành tư duy mới: Mọi việc dựa trên lý trí, suy nghĩ, đánh giá trước khi ra quyết định lại là chìa khóa giúp người ta kiếm được nhiều tiền hơn và thoải mái hơn với cuộc sống. Khi ấy, lý trí đã chiến thắng cảm xúc trong não bộ của bạn!


CÂU CHUYỆN TIỀN BẠC CỦA BẠN LÀ GÌ ?

Nguyên nhân khiến cho câu chuyện tiền bạc của bạn có được sức mạnh áp đảo là vì chúng không hề được kiểm tra và phơi bày ra một cách nghiêm túc. Đối với hầu hết mọi người, câu chuyện của họ sẽ là bí mật chết chôn theo. Nguyên nhân khiến cho ngôn ngữ của tiền bí ẩn là vì ta giữ cho nó bí ẩn. Đã đến lúc bạn phải phơi bày câu chuyện tiền bạc của mình ra ngoài ánh sáng để xem xét, đánh giá nó rồi đấy !

Thân chúc bạn thành công và giàu có về tiền bạc!


 

  MENU