Chia sẻ giá trị cuộc sống       

14-03-2022


Phân biệt yến sào, những điều cần lưu ý


Yến có độn nước: đôi lúc chúng ta không nghĩ đến chuyện nước làm chất độn nhưng bạn thử nghĩ chúng ta mua 100gr yến về và mở ra cân lại đúng 100gr, một thời gian ngắn giảm còn có 90gr. Như vậy nước đã chiếm 10gr rồi.

Khi sử dụng yến sào, chúng ta cần lưu tâm đến những yếu tố như sau.

Yến có độn nước: đôi lúc chúng ta không nghĩ đến chuyện nước làm chất độn nhưng bạn thử nghĩ chúng ta mua 100gr yến về và mở ra cân lại đúng 100gr, một thời gian ngắn giảm còn có 90gr. Như vậy nước đã chiếm 10gr rồi.

Trong quá trình di chuyển để tránh yến bị vỡ vụn, người bán có thể phun vào đó tí sương, làm ẩm tổ yến, giúp cho yến mềm, dẻo và tránh tình trạng bị vụn khi vận chuyển yến đi. Chúng ta nên rờ thử xem yến có ẩm không, và lựa chọn người bán uy tín để bảo đảm trọng lượng bán ra là đúng.

Muối: Thường thì ngoài nước, người ta còn dùng muối tinh. Muối vừa làm tăng trọng lượng, lại hạn chế ẩm mốc. Nếm vào thấy vị mặn, bề mặt yến hay có màu trắng đục, đó là màu của muối.

 

 

Đường: Thay vì muối thì để vào trong tổ yến tinh chế là đường. Khi nếm có vị, đồng thời cũng tăng trọng lượng yến, một chiêu thức để tiết kiệm yến và lấy thêm tiền của người dùng.

Lòng trắng trứng: Người ta thường trộn lòng trắng trứng gà và, khuấy lên. Việc kết dính sẽ giúp lấy đi lông và bụi trong tổ yến, giúp làm sạch tổ yến. Khi độn trứng gà thì trong yến sẽ có mùi tanh của lòng trắng trứng, làm cho yến không giữ được mùi của nó.

Sợi miến: Nhiều người bán cho vào các sợi miến, làm các sợi yến và sợi miến trộn lẫn vào nhau. Như thế thành phần yến không có đạt độ tinh khiết.

Mủ trôm (mủ cây trôm) hoặc là rau câu: loại này rất khó phân biệt, vì chúng ta khó nếm và khó nhìn thấy, lại chẳng có mùi. Sau khi chưng thì thấy lượng yến, mủ trôm hay rau câu nở nhiều. Như thế lượng yến đã chênh lệch rất nhiều so với ban đầu.

  MENU