Chia sẻ giá trị cuộc sống       

26-09-2023


CẤU TẠO CỦA GHẾ CÔNG THÁI HỌC


Công thái học là cách thức nghiên cứu khoa học các tác động của xung quanh đến con người, thường được ứng dụng trong việc nghiên cứu các tác động của vật dụng đến đời sống chúng ta. Đó có thể là bàn làm việc, ghế ngồi công thái học, bộ phận ghế bên trong chỗ lái xe của tài xế… nhằm mang đến cảm giác thoải mái, gia tăng sức khỏe và giảm thiểu các tác hại cho sức khỏe của chúng ta do việc ngồi làm việc quá lâu.

Thiết kế bàn ghế công thái học giảm thiểu các tác động của bàn ghế đến sức khỏe khi làm việc thời gian dài

Nhìn chung, các cấu tạo chính khi thiết kế và sản xuất ghế công thái học hiện nay sẽ bao gồm các phần chính như sau.
Khung ghế: đây là bộ phận chịu lực, chịu sức nặng khi người ngồi trên ghế. Thường sử dụng chất liệu cứng như thép, nhôm.

Mâm ngồi: chỗ để ngồi, tiếp xúc trực tiếp với cơ thể người. Có thể dùng chất liệu lưới, da nhân tạo.

Bộ phận tựa lưng: nơi nâng đỡ, hỗ trợ cột sống, thường om sát theo cột sống của chúng ta tạo cảm giác êm ái, thoải mái khi làm việc.

Tay vịn 2 bên: giúp chúng ta dễ dàng đặt tay, nâng đỡ cánh tay, vai và tạo nên sự linh hoạt trong quá trình thao tác.

Chân ghế: có thể thay đổi tùy chỉnh chiều cao, độ nghiên của ghế tạo cảm giác thoải mái, linh hoạt và thay đổi nhiều tư thế làm việc.

Cung cấp ghế công thái học

Cùng với những thay đổi trong cách thức thiết kế, và nghiên cứu về công thái học, các dòng ghế công thái học được sản xuất có nhiều tinh chỉnh và thay đổi trong đó có thêm các bộ phận như:

+ Bộ phận tựa đầu: tạo cảm giác thư giãn cho cổ, vai

+ Đệm thắt lưng

+ Cơ chế ngả lưng

 

Nhìn chung, ghế công thái học tập trung vào việc vận hành và đưa lý thuyết nghiên cứu từ tư thế ngồi đến các tác động sinh lý của cơ thể lên thiết kế của ghế, mang đến sự thoải mái, giảm các vấn đề nguy hại cho sức khỏe khi chúng ta ngồi lâu làm việc.

  MENU