Chia sẻ giá trị cuộc sống       

21-04-2020


NGÔN NGỮ CỦA ĐỒNG TIỀN - KỲ 3


Trong cuộc sống, dù muốn dù không, bạn vẫn phải đối mặt với đồng tiền. Đồng tiền có sức mạnh vạn năng, nó có thể giúp bạn thành công nhưng nó cũng có thể dìm bạn xuống thất bại.

Đồng tiền mang trong mình những ngôn ngữ rất riêng của nó. Tuy rằng, nó không biết nói, nhưng nếu đồng tiền biết nói thì nó nói lên điều gì ?
Trong kỳ 1, ngôn ngữ của đồng tiền đã cho bạn một số điều quan trọng. Kỳ 2 của bài viết nói đến cái giá của đồng tiền, kiếm tiền – tiêu tiền, đồng thời giúp bạn có cái nhìn về sự vận hành của đồng tiền trong đời sống hàng ngày.

Trong kỳ 3 này, bạn sẽ phát hiện thêm nhiều khám phá thú vị hơn nữa về ngôn ngữ của đồng tiền. Tại sao người giàu lại được đồng tiền “yêu mến và ở lại”, và người giàu lại càng giàu; trong khi đó, bạn vẫn cứ mãi nghèo ?

SÂN CHƠI KIẾM TIỀN - HÒA NHẬP HAY ĐỨNG NGOÀI CUỘC ?

Có một câu chuyện vui kể về 2 nhà nhân loại học như sau:

Hai nhà nhân loại học được yêu cầu đến sống ở hai khu vực của loài khỉ tương tự nhau để quan sát chúng trong 1 năm. Hai người đàn ông này được lựa chọn dựa trên những nét tương đồng trong tính cách, triết lý, giáo dục để có những ý kiến giống nhau.

Một năm sau, khi gặp lại để so sánh những ghi nhận của mình, cả hai đều hy vọng mình sẽ có được những trải nghiệm giống nhau. Nhưng ngạc nhiên thay, họ lại tìm thấy nhiều sự khác biệt nổi bật.

Sau một thời gian sống chung, nhà nhân loại học đầu tiên đã được loài khỉ chấp nhận như một thành viên trong xã hội của chúng. Trong suốt thời gian một năm này, ông đã trải nghiệm được sự đoàn kết và tương trợ trong cộng đồng loài khỉ.

Ngược lại, nhà nhân loại học thứ hai, không hề muốn bước ra khỏi vai trò làm người quan sát của mình. Trong suốt 1 năm quan sát thận trọng, ông không bao giờ có được cảm giác được bầy khỉ chấp nhận và luôn cảm thấy mình đang ở tâm điểm của mâu thuẫn.

Hai người cảm thấy ngạc nhiên trong nhiều tháng, cố gắng tìm hiểu điều gì đã tạo ra sự khác biệt đáng chú ý này. Cuối cùng, họ nhận ra được yếu tố khác biệt giữa hai người là gì. Khi thâm nhập vào cộng đồng loài khỉ, nhà nhân loại học thứ hai đã mang theo súng.
Nhà nhân loại thứ nhất cũng mang theo súng, nhưng ông không bao giờ dùng khẩu súng ấy, bầy khỉ cũng không thấy hay biết ông có khẩu súng ấy. Nhưng bản thân ông biết mình có nó. Ông biết rằng nếu mọi thứ không ổn, mình có thể bảo vệ bản thân. Nhà nhân loại không đem theo súng có một quyết tâm: Từ ban đầu ông đã biết mình có thể làm chiến thắng hay thất bại bởi chính bản thân mình.

 

Hai người đàn ông này đến với những hoàn cảnh giống nhau với 2 thực tế khác nhau. Và chính những câu chuyện họ đem theo súng cùng mình, chứ không phải hoàn cảnh đã tạo nên hai thực tế khác nhau. Lưu ý rằng khẩu súng không phải là nguyên nhân tạo ra những kết quả khác nhau nổi bật như thế. Chính yếu tố nhà nhân loại học thứ hai biết mình có khẩu súng mới tạo ra sự khác biệt.
 

Mỗi người chúng ta thâm nhập vào từng hoàn cảnh của cuộc sống, ngày qua ngày, năm qua năm, với một khẩu súng được giấu kỹ, như nhà nhân loại học thứ hai. Khẩu súng được giấu kỹ ấy chính là câu chuyện của chúng ta. Giống như nhà nhân loại học ấy, ta thường không nhận ra được những câu chuyện mà mình đang sống chung (dù mình chính là tác giả của chúng).

* Trò chơi kiếm tiền:

Giả sử đàn khỉ là đại diện của những đồng tiền luôn chuyển động, nhảy nhót theo thời giá và là nơi mà mỗi người chúng ta phải sống chung với nó hàng ngày. Có 2 cách thức mà mỗi chúng ta phản ứng với môi trường nơi loài khỉ đang sinh sống (tức là nơi tiền luôn chuyển động) là: hòa nhập vào cuộc chơi để kiếm tiền; hay chỉ đứng ngoài cuộc với một khẩu súng lo sợ, phòng thủ, và đứng nhìn kẻ khác đang chơi trong cuộc chơi đó. Tất cả phụ thuộc vào suy nghĩ và thái độ của ta với hoàn cảnh, điều đó tạo nên những người giàu và nghèo trong xã hội.

* TỰ KHI NÀO TA BIẾT ĐẾN CHỮ “TIỀN” ?

 

Tiền đến từ đâu? Ta biết đến tiền từ khi nào? Sao nó lại quan trọng đến thế ?

Câu hỏi nghe có vẻ ngớ ngẩn, nhưng bạn sẽ vô cùng ngạc nhiên khi biết số người có thể biết được câu trả lời chính xác lại không nhiều. Thông thường, khi trưởng thành, chúng ta không có cơ hội để nghĩ thấu đáo về tiền bạc. Khi chúng ta chào đời, mọi nhu cầu của chúng ta được cha mẹ chăm lo đầy đủ. Như thể bởi một phép lạ nào đó, thức ăn có sẵn trên bàn và chúng ta có nào là quần áo, nước uống và điện… Điện thoại hoạt động khi chúng ta nhấc ống nghe lên. Khi còn nhỏ chúng ta không kết nối được mối liên hệ giữa việc cha mẹ đi làm từ sáng sớm và về nhà lúc chiều tối với những thứ quần áo, thức ăn và mọi thứ mà gia đình cần. Khi lớn lên, chúng ta nhận ra rằng những thứ này không phải xuất hiện do phép lạ. Chúng đã được mua bằng tiền.

Bằng cách này hay cách khác tiền đã đi vào đầu óc của ta, nhưng chúng ta không nhìn thấy cách những điều này xảy ra.

* CHU KỲ NỢ NẦN CỦA 1 NGƯỜI

Đôi lúc, trong quá trình mưu sinh hàng ngày, nhiều người trong chúng ta thường lâm vào cảnh bị nợ nần. Vậy nợ là gì ? Tại sao ta lại mắc nợ ? Nợ từ đâu ra ?

Nợ không xuất hiện chỉ trong một đêm, nó lặng lẽ đến bên ta, bắt đầu với chiếc thẻ tín dụng đầu tiên, 1 khoản trả góp mua hàng hóa, hay một khoản vay thế chấp, 1 khoản đầu tư rồi dần tích tụ lại thành một món nợ mà ta không có khả năng chi trả. Sự tích tụ ấy không phải là ngẫu nhiên. Nó là hậu quả trực tiếp của một chuỗi những hành vi được hình thành bởi câu chuyện tiền bạc của ta.

 

 

 

Cuộc chiến trường kỳ với nợ


* KIẾM TIỀN – AI CŨNG KIẾM TIỀN

Nhiều lúc ta tự hỏi, tại sao ta phải cứ nằm trong vòng xoáy của tiền ? Đi đâu ai cũng nói về tiền, và dường như chúng ta phân vân làm việc vì tiền hay làm việc vì lý tưởng của mình ?

Trong một nghiên cứu gần đây, khi khảo sát 2000 sinh viên sắp tốt nghiệp Đại học Havard trả lời câu hỏi về tiền, kết quả thu được có 2 câu trả lời chính rất đáng quan tâm. Và đó cũng chính là cách thức người ta làm việc và kiếm tiền, cũng chính là cách thức chia ra phương thức kiếm tiền của mọi người
Hai câu trả lời đó là:

 

1.    Điều quan trọng nhất trong cuộc đời là bạn muốn theo đuổi mục đích gì !

2.    Điều quan trọng nhất trong cuộc đời là kiếm tiền, làm gì cũng được, miễn là có tiền!
 

Sau 10 năm, nhóm nghiên cứu lại tiến hành kiểm tra lại 2000 sinh viên đã tốt nghiệp ra trường để đánh giá sự thành công cũng như tiền bạc mà họ thu được. Kết quả thật bất ngờ, có 5 người lọt vào top những người giàu có nhất nước Mỹ, 100 người giàu có và sung túc, 800 người khá giả và đủ sống, và phần còn lại vẫn... tiếp tục kiếm tiền sống qua ngày.
 

Nhóm nghiên cứu nhận thấy rằng, nếu bạn chọn câu trả lời số 1, đồng nghĩa là bạn đặt ra mục tiêu để sống, bạn làm tốt việc trước, sau đó tiền tự đến. Những người này không quá quan trọng đồng tiền nhiều hay ít, mà họ quan trọng lý tưởng của bản thân, và làm tốt mục tiêu đề ra cho cuộc đời. Sau khi họ làm tốt, tiền tự kéo đến với họ. Mặc dù khi họ đã rất giàu, họ vẫn tiếp tục làm việc, bởi vì họ không phải làm việc vì tiền.
 

Trong khi đó, nhóm người trả lời câu hỏi số 2 thì đặt tiền bạc lên trên. Hễ việc nào có tiền thì họ làm, thậm chí họ sẵn sàng làm việc mình không thích, miễn sao có tiền, bởi vì đích đến của họ là có nhiều tiền. Đối với họ, không quan trọng mục tiêu, bởi vì chỉ cần có tiền để sống, càng nhiều càng tốt, đều được người khác nhìn nhận mình thành công. Nhóm này nếu rơi vào người làm công sẽ hay nhảy việc để tìm lương cao; nếu rơi vào người làm chủ sẽ làm nhiều việc để kiếm nhiều tiền; nếu rơi vào người đầu tư sẽ đầu tư đa ngành,...
 

Trong 2 câu trả lời trên, không có 1 khẳng định nào được đưa ra là cái nào tốt hơn cái nào. Song, quan điểm của mỗi người về thành công trong cuộc sống và tiền bạc đều rất quan trọng. Họ đều là những người sẵn sàng làm việc: người làm vì lý tưởng, kẻ làm vì tiền. Tất cả công sức và việc làm của họ đều cống hiến cho xã hội, và đều được xã hội thừa nhận.
----- Còn tiếp ------

-------------------------------------

Mời bạn đón xem kỳ 4 của loạt bài HÀNH TRÌNH ĐI TÌM NGÔN NGỮ CỦA ĐỒNG TIỀN để khám phá nhiều điều thú vị xung quanh câu chuyện tiền bạc, với các nội dung như sau:

- Kim Tứ Đồ và thu nhập của bạn

- Tiêu sản và tài sản, kiếm tiền và chế ngự tiền

- Tiền, tiền, tiền... và vẫn là tiền!!!

- 7 loại trí thông minh để... kiếm tiền

- Thoát khỏi vòng xoáy của tiền và hướng đến tự do tài chính

----------------------------------------------

  MENU